Các thông số cần biết khi mua web hosting
Khi bạn đã tìm hiểu kỹ các kiến thức về hosting là gì? Thì lúc này, bạn có thể xem qua các thông số và yếu tố để chọn gói hosting tốt nhất cho mình, bao gồm: Băng thông, hosting đặt ở đâu, dung lượng, tên miền,…. Dưới đây là các thông số mà các bạn cần lưu ý khi chọn gói hosting.
1. Băng thông của hosting là gì?
Băng thông của hosting (bandwidth hosting) là thông số dung lượng tối đa mà lượt truy cập người dùng có thể vào website thường được tính bằng Mbps.
Ví dụ nếu bạn tải một tệp tài liệu có kích thước là 1MB lên website và có 100 người dùng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông của hosting.
2. Dung lượng của hosting là gì?
Dung lượng của hosting là khoảng không gian mà bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Khi thuê một gói hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của hosting cũng giống như diện tích văn phòng mà bạn thuê.
3. CPU của hosting là gì?
CPU của hosting là thông số của CPU cũng như % CPU đang sử dụng của gói hosting. Thông thường gói hosting có CPU dao động từ khoảng 75% – 300%. Thông số CPU càng cao khả năng xử lý của hosting càng mạnh.
4. RAM của hosting là gì?
Bất kỳ gói hosting nào cũng có thông số RAM, nó có thể chung RAM với các hosting khác hoặc xài một thanh RAM riêng biệt. Chỉ số của RAM càng cao thì website của bạn càng chạy mạnh hơn.
5. Số lượng tên miền trên hosting là gì?
Số lượng tên miền hay số lượng domain trên hosting chính là số website mà bạn có thể đặt được lên một gói hosting đó.
Nên mua hosting Việt Nam hay hosting nước ngoài?
Về cơ bản, hosting Việt Nam hay hosting nước ngoài cũng đều thực hiện nhiệm vụ lưu trữ trang web như nhau. Chẳng qua là việc lựa chọn thuê hosting ở đâu còn phụ thuộc nhiều vào ý định của chủ trang web và tệp khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Trang web của bạn có tệp khách hàng chủ yếu ở các nước Châu Âu, khi sử dụng hosting Việt Nam thì bình thường không có vấn đề gì. Nhưng khi có sự cố cáp quang xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến việc truy cập vào website từ phía khách hàng. Ngược lại, nếu tệp khách hàng của bạn ở Việt Nam nhưng bạn sử dụng hosting nước ngoài thì cũng sẽ gặp phải những vấn đề tương tự.
So sánh | Hosting Việt Nam | Hosting nước ngoài |
---|---|---|
Ưu điểm | – Băng thông trong nước lớn và khoảng cách địa lý gần giúp tốc độ đường truyền tốt. – Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ giúp đôi bên tiếp cận thông tin dễ dàng. – Thao tác thanh toán đơn giản. – Xử lý/hỗ trợ nhanh và dễ hơn khi có sự cố. – Có nhiều lựa chọn về gói hosting từ đó giảm bớt gánh nặng chi phí. | – Thường sở hữu datacenter riêng. – Chất lượng hosting được đánh giá cao. – Dịch vụ chuyên nghiệp (bán hàng, CSKH, hỗ trợ,…). – Nhiều ưu đãi cho nhà phân phối/khách hàng. |
Nhược điểm | – Ảnh hưởng không tốt đến việc trao đổi thông tin đi nước ngoài/sự truy cập từ nước ngoài nếu có sự cố cáp quang. | – Khoảng cách địa lý xa. – Bất đồng ngôn ngữ và thời gian gây khó khăn trong việc hỗ trợ và tiếp nhận thông tin. – Quy trình thanh toán phức tạp, phương thức thanh toán không thông dụng. – Dễ vi phạm hợp đồng. |
Từ đó, mỗi người có thể dựa vào mục đích phát triển web của mình cũng như vị trí của khách hàng để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất về việc nên sử dụng hosting Việt Nam hay nước ngoài.