Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều cung cấp nhiều loại hosting khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
10 loại hosting phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Shared hosting
- VPS hosting
- Cloud hosting
- WordPress hosting
- Dedicated hosting
- SEO hosting
- Reseller hosting
- Email hosting
- Hosting Windows
- Hosting Linux
1. Shared hosting
Shared hosting là dịch vụ hosting phổ biến nhất hiện nay. Loại hosting chia sẻ này sử dụng nhiều website trên cùng một máy chủ vật lý, tất cả các domain đều dùng chung tài nguyên của máy chủ đó như CPU và RAM.
Đặc biệt với shared hosting, bạn không cần nghĩ đến việc quản trị, bạn chỉ cần việc đưa dữ liệu, thông tin lên sử dụng theo đúng cấu hình gói mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp.
Ưu điểm
- Chi phí thấp.
- Thân thiên với mọi người, đặc biệt với những người mới bắt đầu (không cần biết nhiều đến kiến thức kỹ thuật).
- Máy chủ có cấu hình sẵn.
- Control panel đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
- Nhà cung cấp sẽ chịu trách quản lý và vận hành máy chủ.
Nhược điểm
- Bạn không được toàn quyền kiểm soát cấu hình máy chủ.
- Lưu lượng truy cập tăng nhanh từ các website khác có thể làm ảnh hưởng đến trang web của bạn.
Tuy nhiên, không chắc chắn việc các tài nguyên còn dư của bạn có bị ai đó hay website khác sử dụng hay không?
Shared hosting thường là những người sử dụng vào mục đích tạo landing page để bán hàng, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mới.
2. VPS hosting
VPS hosting (hay máy chủ ảo) là sự kết hợp giữa shared hosting và dedicated server (máy chủ vật lý). Chúng được cài đặt ứng dụng ảo hóa để tạo ra nhiều máy chủ ảo khác.
Vì khi sử dụng máy chủ vật lý thường giá rất cao, cho nên gói VPS hosting ra đời với sự kết hợp cả 2 gói shared hosting và máy chủ vật lý, giúp người dùng vừa được toàn quyền sử dụng server vừa có giá thành rẻ hơn.
Ưu điểm
- Được sở hữu tài nguyên máy chủ riêng.
- Lượng truy cập tăng đột biến từ các website khác không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của trang web bạn.
- Được truy cập quyền root lên server.
- Dễ dàng nâng cấp.
- Khả năng tùy biến cao.
Nhược điểm
- Chi phí thuê dịch vụ cao hơn shared hosting.
- Cần hiểu biết về kỹ thuật và kiến thức về quản trị server.
3. Cloud hosting
Cloud hosting được chạy trên máy chủ cloud (cloud server) và hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing). Cloud hosting đang dần trở thành giải pháp đáng tin cậy trên thị trường vì khả năng downtime là dường như không xảy ra.
Ưu điểm
- Khả năng downtime gần như không có.
- Server gặp sự cố không ảnh hưởng đến website của bạn.
- Tài nguyên được phân bổ theo nhu cầu sử dụng.
- Thanh toán dựa vào mức độ sử dụng của bạn (dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu).
- Khả năng mở rộng cao hơn VPS hosting.
Nhược điểm
- Khó quản lý cost.
- Không có quyên root lên server.
Điểm khác biệt giữa cloud hosting và các hosting truyền thống là chúng cho phép gộp tài nguyên của nhiều máy chủ vật lý bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa của VPS hosting.
4. WordPess hosting
WordPress hosting là một phần của gói shared hosting nhưng được thiết kế riêng dành cho người sử dụng WordPress. Bạn chỉ việc đăng ký hosting này và sử dụng trực tiếp nền tảng WordPress được tích hợp sẵn trên hosting.
Ưu điểm
- Chi phí thấp (có thể bằng giá với shared hosting).
- Dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu.
- Thao tác cài đặt đơn giản chỉ bằng 1 click chuột.
- WordPress được cài đặt sẵn.
Nhược điểm
- Chỉ nên dùng cho website WordPress .
5. Dedicated Hosting
Dedicated hosting chính là máy chủ vật lý và bạn có toàn quyền cao nhất đối với server của mình.
Máy chủ vật lý thường được các doanh nghiệp sử dụng, họ thuê server vật lý riêng từ nhà cung cấp. Họ sẽ biết nơi đặt hosting và toàn quyền điều hành, quyền sử dụng từ phần cứng đến cấu hình, cơ sở dữ liệu,… Tuy nhiên, để sử dụng dedicated hosting này cũng cần phải có kiến thức chuyên sâu để quản lý và thiết lập.
6. SEO hosting
SEO hosting là giải pháp hosting được tạo ra giúp cho các website cần tối ưu SEO. Mỗi tài khoản hosting sẽ có nhiều địa chỉ IP giúp chạy nhiều website trên cùng một tài khoản và các website sẽ có range IP khác nhau, không bị Google footprint.
Nếu hosting bình thường chỉ được xem là nơi lưu trữ, thì SEO hosting hỗ trợ được nhiều hơn cho những dự án SEO website bao gồm: tốc độ ổn định, hoạt động liên tục, có nhiều IP,…
Bên cạnh các loại hosting phổ biến kể trên, chúng ta vẫn còn các loại hosting khác như:
7. Reseller hosting
Reseller hosting là hình thức lưu trữ mà chủ sở hữu web hosting có khả năng sử dụng tài khoản của mình để phân bổ lại ổ cứng và băng thông cho người dùng cuối. Đây được xem như một hình thức đại lý web hosting, dựa vào phần chi phí chênh lệch để thu lợi nhuận.
8. Email hosting
Email hosting là một dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ hosting thuê các email server cho người dùng của mình. Doanh nghiệp lớn thường chạy các dịch vụ email hosting theo tên miền của họ để tăng độ uy tín và chuyên nghiệp.
9. Hosting Windows
Hosting Windows là dịch vụ lưu trữ được cài đặt trên máy chủ chạy hệ điều hành Windows. Nếu trang web của bạn được đặt trên hosting Windows thì sẽ dễ dàng cài đặt các ứng dụng, phần mềm của Microsoft hơn so với hosting Linux.
10. Hosting Linux
Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ trang web trên một máy chủ được cài đặt hệ điều hành Linux. Dịch vụ hosting Linux có giá cả phải chăng, đặc biệt là khi so sánh với hosting Windows.