Kính thực tế ảo Vision Pro mà Apple vừa ra mắt hôm nay sẽ có một phương pháp xác thực sinh trắc học duy nhất, lần đầu tiên sử dụng tính năng quét mống mắt.
Có tên gọi là Optic ID, tính năng này sẽ sử dụng camera trong kính thực tế ảo để quét mắt người dùng, giống như Face ID quét khuôn mặt.
Trên thực tế, Optic ID hoạt động gần giống với Face ID, nhưng nó sử dụng bố cục duy nhất của mống mắt của một người để xác minh danh tính.
Optic ID có thể được sử dụng để mở khóa Vision Pro, ủy quyền mua hàng và mở khóa mật khẩu giống như Face ID và Touch ID. Dữ liệu Optic ID sẽ được mã hóa, nằm trên thiết bị và được lưu trữ trong bộ xử lý Secture Eniances để Apple hoặc các nhà phát triển bên thứ ba không bao giờ có thể truy cập dữ liệu này.
Chiếc kính thực tế ảo của Apple sẽ có nhiều tính năng riêng tư ngoài Optic ID. Nó có một thông báo khi máy ảnh trên thiết bị đang được sử dụng để quay video 3D và tất cả đầu vào bằng mắt đều được cách ly để các ứng dụng và trang web không thể xác định vị trí bạn đang tìm kiếm. Dữ liệu máy ảnh được xử lý ở cấp hệ thống, vì vậy các ứng dụng cũng không thể nhìn thấy môi trường xung quanh bạn từ vô số máy ảnh.
Kính Vision Pro 2023 của Apple có thể thay thế tablet, TV
Tại sự kiện WWDC 2023, Apple đã chứng minh tin rò rỉ là chính xác khi công bố Vision Pro – bộ kính đeo đầu mang đến trải nghiệm thực tế hỗn hợp (MR) cho người dùng. Với giá bán không mấy khiêm tốn – chính xác là 3.499 USD – sẽ không nhiều người dùng sẵn sàng bỏ ra tới hơn 82 triệu đồng để lập tức “trên đầu” cặp kính đắt đỏ.
Nhưng nhìn vào những gì Vision Pro mang lại, chắc chắn người dùng dư dả và sành công nghệ sẽ lập tức sắm cho mình sản phẩm mới nhất của họ nhà Táo. Tạm gác một bên thông số phần cứng cũng như chi tiết thiết kế sản phẩm, hãy cùng điểm qua một số tính năng ưu việt mà người dùng Vision Pro có thể sở hữu.
Chọn ứng dụng bằng mắt, sử dụng cử chỉ tay và giọng nói để điều khiển kính, người dùng sẽ không còn cần cầm trên tay chiếc iPhone để tương tác với hệ sinh thái Apple.
Vision Pro là một phần của hệ sinh thái Apple, điều đó đồng nghĩa với việc thiết bị kết nối xuyên suốt với iPhone, iPad, MacBook của người dùng.
Khả năng thay thế TV có lẽ là điểm đáng tiền nhất của Vision Pro. Người dùng đã có “trên đầu” một chiếc TV ảo, và đặc biệt hơn, kích cỡ chiếc TV này hoàn toàn do bạn quyết định.
Vision Pro có thể tạo ra một không gian thực tế ảo theo yêu cầu, có thể giúp người dùng đắm mình vào nội dung đang được trình chiếu theo cách thức ít thiết bị có thể làm được.
Apple phát triển một hệ thống hiển thị OLED riêng cho Vision Pro, đưa 16 điểm ảnh (pixel) vào trong một diện tích tương đương với một điểm ảnh của iPhone. Tổng cộng, Vision Pro có tất cả 23 triệu điểm ảnh, và mỗi con mắt người dùng sẽ được trải nghiệm số điểm ảnh nhiều hơn cả một chiếc TV 4K.
Và một chiếc TV sẽ không thể hoàn chỉnh nếu không đi kèm một bộ phát âm thanh chân thực.
Ngoài hệ thống âm thanh tiên tiến hướng thẳng tới tai người dùng, các cảm biến âm thanh sử dụng công nghệ audio raytracing có thể phân tích vật liệu quanh Vision Pro và cho ra âm thanh xung quanh chân thực nhất.
Vision Pro sở hữu hai con chip độc quyền của Apple: chip M2 để chạy visionOS của Vision Pro, xử lý thuật toán hình ảnh và đồ họa; chip R1 để xử lý tín hiệu đầu vào từ cảm biến, camera, micro và truyền hình ảnh tới mắt kính. Sức mạnh xử lý tiên tiến sẽ giúp Vision Pro trở thành “thiết bị chủ” mới trong căn nhà của bạn, lập tức thay thế được tablet và cả TV.
Hiển nhiên Apple sẽ không dừng lại ở sản phẩm này. Trong tương lai xa, người dùng sẽ còn chiêm ngưỡng những phiên bản tân tiến hơn của cặp kính Vision Pro, tận dụng những con chip mạnh mẽ mới, công nghệ âm thanh và hình ảnh chân thực hơn và … có giá cao hơn nữa. Chúng ta có cớ để mong đợi một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thực tế X – thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), thực tế hỗn hợp (MR) và thực tế mở rộng (XR).
Cuộc cách mạng ấy rất có thể sẽ bắt đầu từ Vision Pro.
Dù Apple chưa mở bán kính Vision Pro tại Việt Nam, một số đại lý trong nước đã công bố giá dự kiến của sản phẩm quanh mốc 90 triệu đồng.
Kính Vision Pro là sản phẩm cuối cùng được Apple giới thiệu tại hội nghị các nhà phát triển – WWDC 2023 diễn ra rạng sáng 6.6 (giờ Việt Nam), với mức giá niêm yết 3.499 USD (hơn 82 triệu đồng). Tuy nhiên, sản phẩm chưa được tung ra trong năm nay, người dùng muốn sở hữu thiết bị này phải đợi tới đầu năm 2024 và cũng chỉ giới hạn ở một số thị trường (trong đó có Mỹ) ở đợt mở bán đầu tiên.
Sau khi kết thúc sự kiện, một số đại lý ủy quyền của Apple (AAR) tại Việt Nam đã công bố giá dự kiến của mẫu Vision Pro quanh mốc 90 triệu đồng. Hệ thống Hoàng Hà Mobile đưa giá 86,99 triệu đồng, CellphoneS giá 89,99 triệu đồng. Mức giá trên 90 triệu đồng cũng được AAR khác đưa ra. Tất cả đều chưa có thời gian cụ thể nhưng dự kiến vào đầu năm 2024, sau khi mở bán ở thị trường Mỹ.
Gian hàng Apple Store trực tuyến của Việt Nam chưa có thông tin về sản phẩm này.
Kính Vision Pro là sản phẩm hỗ trợ định dạng VR/AR được trông đợi khá lâu từ Apple. Dù có màn trình diễn đầy thuyết phục trên sân khấu WWDC 2023, sản phẩm vẫn được dự báo khó trở thành thiết bị phổ biến trên thị trường vì mức giá khởi điểm 3.499 USD, cao tương đương MacBook Pro bản cao cấp nhất.
Apple khẳng định mẫu thiết bị đeo thực tế ảo, thực tế tăng cường của họ là “độc nhất vô nhị” trên thị trường hiện nay. Để vận hành, kính Vision Pro cần tới con chip M2 để xử lý hiệu năng, và một chip mới có tên R1 nhằm giải quyết các vấn đề về độ trễ, thị giác, cảm quan… Máy trang bị cùng lúc nhiều cảm biến và camera, mỗi mắt kính là một màn hình Micro LED với 23 triệu điểm ảnh, có mật độ cao hơn cả TV 4K cho mỗi mắt.
“Táo khuyết” hợp tác cùng hãng kính quang học Zeiss để ứng dụng thấu kính ba lớp nhằm tăng hiệu quả hình ảnh ba chiều, cùng với đó là khả năng hỗ trợ điều chỉnh độ viễn/cận để phục vụ những người gặp vấn đề thị lực.
Kính thực tế hỗn hợp giá 3.500 USD của Apple có thiết kế như trong phim viễn tưởng, điều khiển hoàn toàn bằng cử chỉ tay, mắt và giọng nói.
Vision Pro là sản phẩm thu hút sự chú ý nhất tại Hội nghị dành cho các nhà phát triển WWDC 2023 của Apple, diễn ra rạng sáng 6/6 tại California.
Hàng trăm người tham dự có thể quan sát nhưng chưa được phép chạm vào hay trải nghiệm thiết bị được coi là “đến từ tương lai” của Apple. Hãng chỉ trưng bày tám chiếc Vision Pro ở tầng dưới của hội trường Steve Jobs Theater trong khuôn viên trụ sở Apple Park.
Vision Pro thoạt nhìn giống chiếc kính cho bộ môn trượt tuyết nhưng đẹp và hiện đại hơn. Đây có thể coi là kính VR/AR có thiết kế hấp dẫn nhất khi so với các sản phẩm khác như Meta Quest 2, Quest 3, HTC Vive Pro 2 hay Oppo MR Glass.
Kính có ba thành phần tách biệt là linh kiện mắt kính phía trước, tấm chắn bằng vải ngay phía sau để phù hợp với nhiều loại khuôn mặt khác nhau và phần dây đeo qua đầu. Thân kính được làm từ nhôm, bo tròn ở các góc khá giống tai nghe AirPods Max. Quan sát thực tế cho thấy chất lượng hoàn thiện tốt, khớp nối giữa các thành phần được làm đồng đều, liền mạch. Apple chưa công bố trọng lượng của sản phẩm.
Màn hình phía trước hiển thị dải màu thay đổi đẹp mắt báo hiệu có người đang sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm demo tại lễ ra mắt không bật các chế độ khác. Trong video giới thiệu của Apple, phần mặt ngoài có thể hiển thị mắt người giả lập hiệu ứng như nhìn xuyên qua kính. Những người có tật về mắt có thể sử dụng Vision Pro bằng cách trang bị thêm cặp kính từ Zeiss.
Phần cứng hiển thị của Vision Pro cũng là tốt nhất hiện nay trên một thiết bị thực tế ảo. Mỗi bên mắt kính sử dụng màn hình Micro LED 23 triệu điểm ảnh, mật độ cao hơn cả TV 4K cho mỗi mắt. Hệ thống thấu kính ba lớp giúp tăng hiệu quả hình ảnh ba chiều.
Cách bố trí nút điều khiển của Vision Pro tương tự Apple Watch. Người dùng có một nút bấm chức năng ở phía trên mắt trái. Phần lồi lên ở phần gọng đeo hai bên dành chỗ cho loa phát âm thanh hỗ trợ công nghệ Spatial Audio.
Phía trên mắt phải của kính là nút xoay giống Digital Crown của Apple Watch với tác dụng chuyển đổi các loại môi trường ảo. Bên trong được trang bị chip M2 để xử lý các tác vụ về thị giác máy tính, đồ họa, cùng một chip mới là R1 xử lý ảnh và âm thanh đầu vào. Sản phẩm chạy hệ điều hành hoàn toàn mới là visionOS. Tuy nhiên, Apple cho biết kính có thể chạy được hầu hết ứng dụng của iOS và iPadOS hiện tại.
Mặt dưới của kính là hàng loạt lỗ thoát nhiệt cùng đường cong giúp ôm vừa hầu hết hình dáng khuôn mặt khác nhau. Nhà sản xuất cũng tích hợp hệ thống 12 camera, 5 cảm biến và 6 microphone. Đây cũng là điểm tạo nên sự khác biệt của Vision Pro khi người dùng có thể tương tác với nội dung bằng thao tác cử chỉ tay và giọng nói. Ở bên trong, kính cũng có thể theo dõi chuyển động của mắt để nhận biết người dùng đang muốn nhìn, tương tác với nội dung nào.
Phần đai bao quanh đầu được lót vải, được thiết kế dạng module với móc khóa thông minh. Trong video thử nghiệm, chỉ bằng thao tác nhấn, người dùng có thể tháo hoàn toàn đai này. Để lắp trở lại, khớp khóa chỉ cần đặt đúng vị trí trước khi nghe tiếng kêu báo hiệu.
Vòng chỉnh các loại cỡ đầu khác nhau tiện lợi. Khi xoay, đệm vải phía sau sẽ co, giãn theo nhiều nấc.
Apple cũng có cách tiếp cận khác biệt so với các đối thủ khi không tích hợp pin vào phần kính. Pin tách rời kết nối với kính bằng chân sạc dạng hút nam châm. Thiết kế này giúp trải nghiệm đeo thoải mái hơn, ít ảnh hưởng bởi nhiệt lượng từ pin và cũng có thể thay thế pin dễ dàng.
Pin với lớp vỏ làm từ nhôm, kết nối bằng dây bọc dù chắc chắn. Trên pin có logo Apple in chìm bắt mắt. Thiết bị sử dụng cổng sạc USB-C tiêu chuẩn. Theo thông báo, thời gian sử dụng cho mỗi lần sạc đầy là hai tiếng.
Apple Vision Pro sẽ bán ra vào đầu năm sau với giá 3.499 USD.